Huyện Chơn Thành là địa phương có nền công nghiệp phát triển sớm, mạnh hơn so với các huyện thị khác trong tỉnh Bình Phước, huyện Chơn Thành có nhiều yếu tố rất thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh để phát triển mạnh công nghiệp – dịch vụ. Mặt khác, huyện Chơn Thành nằm trên 2 tuyến đường huyết mạch là QL13 và QL14 rất thuận tiện cho việc giao thương vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế…

     

    Phát triển công nghiệp tăng cao

    Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhận xét: “Chơn Thành là địa phương có nền công nghiệp phát triển sớm, mạnh hơn so với các huyện thị khác của tỉnh. Mặt khác, Chơn Thành có nhiều yếu tố rất thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh và nước ngoài để phát triển mạnh công nghiệp – dịch vụ.”

    Thật vậy, theo số liệu báo cáo tính đến cuối năm 2017, chỉ riêng 60 doanh nghiệp FDI và 20 doanh nghiệp trong nước tại 4 khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc, Minh Hưng III, Chơn Thành I và Chơn Thành II đã đem lại giá trị sản xuất 1 tỷ 254,975 triệu USD, xuất khẩu 766,460 triệu USD, nhập khẩu 368,317 triệu USD, qua đó nộp ngân sách nhà nước 434 tỷ đồng. tính đến cuối năm 2017, trong 4 khu công nghiệp trên có 36.532 lao động làm việc, bằng khoảng 1/2 dân số toàn huyện…

    Song song đó, tháng 9-2015, Khu liên hợp công nghiệp và đô thị Becamex – Bình Phước được khởi công xây dựng. Dự án có tổng diện tích 4.633,28 ha, trong đó khu công nghiệp chiếm diện tích khoảng 2.448,27 ha và khu dân cư, tái định cư chiếm khoảng 2.185,007 ha.

    KCN Minh Hưng III góp phần vào việc phát triển kinh tế của huyện Chơn Thành

    Dự án triển khai tại thị trấn Chơn Thành và 3 xã của huyện Chơn Thành, trong đó thị trấn Chơn Thành 450,1 ha, xã Minh Thành là 1.982,2 ha, xã Thành Tâm là 2.067,38 ha và xã Nha Bích là 133,6 ha với tổng mức đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng. Đây là dự án đô thị – công nghiệp lớn nhất của tỉnh hiện nay.

    Hệ thống giao thông liên vùng trong tỉnh và các tỉnh lân cận đã được hoàn thiện, đồng bộ; các tuyến quốc lộ 13, 14, đường Mỹ Phước – Tân Vạn đã hoàn thành, đưa hàng hóa của tỉnh Bình Phước xuất khẩu thuận lợi và nhanh chóng. Trong tương lai gần, tuyến đường sắt Sóng Thần – Lộc Ninh (đường sắt xuyên Á) thông suốt sẽ giảm chi phí giá thành hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó, trong tương lai, huyện Chơn Thành còn có tuyến đường sắt TP.HCM – cửa khẩu Loa Lư chạy ngang với các chính sách thu hút đầu tư hợp lý của tỉnh Bình Phước. Chính vì thế huyện Chơn Thành sẽ sớm trở thành huyện công nghiệp với tốc độ phát triển cao của tỉnh Bình Phước trong nay mai.

    Thu hút đông đảo người lao động

    Có thể nói, phát triển công nghiệp đã làm thay đổi căn bản cuộc sống của một bộ phận người dân  huyện Chơn Thành và cũng đã đem lại những giá trị kinh tế to lớn. Theo đó, thị trường đất dành cho người lao động có thu nhập thấp đang là xu hướng phát triển của các nhà đầu tư.

    Được biết hiện nay tại huyện Chơn Thành chưa có khu dân cư nào đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho các lao động làm việc tại các KCN, đặc biệt những người có thu nhập thấp. Tuy nhiên để giải quyết vấn đề “An cư lạc nghiệp” cho người lao động thì điều đáng mừng tại Chơn Thành đang hình thành dự án khu dân cư Đại Nam, với cơ sở hạ tầng sắp hoàn chỉnh, cùng mức giá 600 triệu đến 700 triệu một sản phẩm.

    Khu dân cư Đại Nam giải quyết vấn đề “An cư lạc nghiệp” cho người lao động

     

    Dự án khu dân cư Đại Nam sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế của Chơn Thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao đời sống, điều kiện sinh hoạt của người dân, cải tạo cảnh quan kiến trúc, chỉnh trang đô thị tại khu vực và phát triển các dịch vụ. Điều đó cũng tạo động lực chính để làm nên bức tranh toàn cảnh thành phố Chơn Thành – một trung tâm đô thị – công nghiệp hàng đầu của tỉnh trong tương lai.

     

    H.Đ